Quy trình lắp đặt thang máy đúng chuẩn đảm bảo an toàn

Hiện nay, việc lắp đặt thang máy ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng. Chúng xuất hiện rất nhiều tại những nơi công cộng, nhà cao tầng, nhà phố và biệt thự… Sử dụng thang máy giúp việc di chuyển giữa các tầng trở nên nhanh chóng và an toàn hơn, đặc biệt là đối với người già, trẻ em. Thang máy được sản xuất gồm nhiều loại với nhiều thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, cách lắp đặt không có nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!
1. Quy trình lắp đặt thang máy đạt chuẩn an toàn
Để thang máy hoạt động tốt, an toàn thì quá trình thi công đóng vai trò rất quan trọng. Lắp đặt thang máy cần thực hiện đúng trình tự, kỹ thuật và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
Cụ thể, quy trình này sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy
Khi tiến hành cách lắp đặt thang máy, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, thực hiện các công việc liên quan nhằm đảm bảo tính chính xác, tránh phát sinh lỗi gây cản trở quá trình thi công.
Kiểm tra kích thước hố thang
Kỹ thuật viên cần kiểm tra kỹ lưỡng kích thước hố thang so với bản vẽ. Nếu kích thước không đảm bảo, phải chỉnh lại kích thước giếng thang sao cho phù hợp. Điều này giúp thang máy vận hành an toàn và có thể lắp đặt dễ dàng.
Kiểm tra phòng máy của thang máy
Phòng máy đóng vai trò rất quan trọng để thang máy có thể hoạt động và đưa vào sử dụng. Đây là nơi chứa tủ điện, động cơ của thang máy. Vì vậy, trước khi lắp đặt, kỹ thuật viên cần kiểm tra xem phòng máy đã đạt tiêu chuẩn kích thước chưa và có thuận tiện cho việc bảo trì, sửa chữa sau này không.
Chuẩn bị mặt bằng để thi công
Thang máy được hoàn thiện cần có sự liên kết của rất nhiều chi tiết. Cùng với đó, do kích thước thang máy cũng khá lớn nên việc chuẩn bị mặt bằng có diện tích đủ rộng để chứa thang máy là công tác cần quan tâm. Đồng thời, điều này cũng sẽ tạo không gian rộng rãi để các kỹ thuật viên có thể sắp xếp các chi tiết khoa học hơn giúp quá trình thi công được diễn ra thuận lợi.
Bước 2: Lắp đặt sàn thao tác
Sàn thao tác là khu vực các kỹ thuật viên trực tiếp thực hiện việc lắp đặt thang máy. Thông thường, sàn thao tác có thể chịu tải trọng tối đa là 250kg/m2.
Thả dây dọi và đặt phooc
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình lắp đặt thang máy. Bước này đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối vì sẽ ảnh hưởng đến các bước còn lại. Cách thực hiện như sau:
- Đặt phooc trên sàn của phòng máy.
- Thả dây dọi dọc theo cửa tầng.
Lưu ý: Thả cùng lúc 2 dây dọi với khoảng cách bằng chiều rộng cửa tầng.
- Dựa vào dây dọi cửa, thả dây dọi của ray đối trọng và ray cabin.
Lưu ý: Hệ thống dây dọi sau khi thả sẽ được xác định dựa theo trục của tòa nhà. Đồng thời, nó cũng được sử dụng làm mốc chuẩn cho các bước lắp đặt thang máy tiếp theo. Trọng lượng của quả dọi sẽ được xác định dựa theo tổng chiều cao giếng thang.
Lắp đặt ray thang máy (ray đối trọng và ray cabin)
Hệ thống ray đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thang máy. Do đó, việc lắp đặt ray thang máy cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể như sau:
- Khoảng cách điểm tiếp nối của 2 ray tối đa là 0.2mm.
- Khoảng chênh lệch giữa đầu dưới và đầu trên của ray tối đa là 10mm.
- Khe hở giữa các thanh ray nối tiếp phải có kích thước phù hợp, tối ưu nhất là 0.3-5mm.
Bước 3: Thiết lập động cơ và thiết bị phòng máy
Lắp đặt động cơ và thiết bị phòng máy là công đoạn cầu kỳ và mất khá nhiều thời gian. Cụ thể, các kỹ thuật viên sẽ phải thực hiện các công việc sau:
Tháo dỡ giàn giáo
Giàn giáo được lắp đặt để xây dựng hố thang máy. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc lắp đặt cabin, giàn giáo cần được tháo dỡ. Ngoài ra, khu vực đã dựng giàn giáo cũng nên vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
Gắn cabin thang máy
Tại tầng dưới cùng của hố thang, tiến hành lắp đặt khung và sàn cabin.
Thiết kế thang máy theo yêu cầu, quý khách có thể linh hoạt lựa chọn mẫu sàn cabin theo sở thích, cấu trúc công trình,…
Đặt tời và pa lăng
Tời, pa lăng sẽ được liên kết với cabin bằng dây xích. Đồng thời, chúng được lắp tại móc treo chịu lực trên của hố thang máy.
Đặt cơ cấu an toàn (Safe Gear)
Cơ cấu an toàn được lắp đặt để bảo vệ an toàn cho kỹ thuật viên khi cáp thang máy chưa được lắp.
Đặt sàn cabin
Để lắp đặt sàn cabin, kỹ thuật viên hiệu chỉnh sàn bằng Nivo và thước chuyên dụng. Cụ thể là sử dụng pa lăng để kéo sàn vào đúng vị trí và cố định bằng bulong.
Bước 4: Đặt khung đối trọng
Kỹ thuật lắp đặt thang máy phần khung đối trọng được thực hiện ở tầng trệt trong hố thang máy theo các bước sau:
- Đưa khung đối trọng vào giếng thang máy bằng sự hỗ trợ của tời hoặc pa lăng.
- Gắn đối trọng vào ray đối trọng.
- Cố định đối trọng.
Sau đó, tiến hành lắp đặt dầm ngăn cách vách giếng thang máy, thả và cố định cáp tải.
Bước 5: Đặt cửa thang máy
Kỹ thuật viên đứng trên mặt sàn tại sảnh cửa thang máy và lắp đặt từ tầng trên cùng. Lắp đặt cửa thang máy đòi hỏi tỉ mỉ và độ chính xác để đảm bảo hoạt động ổn định.
Bước 6: Thiết lập hệ thống điện thang máy
Thiết lập hệ thống điện thang máy là bước tiếp theo của quy trình. Quá trình lắp đặt điện sẽ diễn ra theo 2 bước chính, đó là:
- Lắp hệ thống dây động lực cho cụm máy kéo.
- Thiết lập dây điều khiển và dây điện cho các thiết bị tín hiệu.
Sau khi hoàn tất bước này, thang máy sẽ được chạy thử và đánh giá khả năng vận hành. Trường hợp xảy ra sự cố, kỹ thuật viên phải kiểm tra, khắc phục trước khi đưa vào sử dụng.
2. Quy phạm kỹ thuật khi lắp đặt thang máy
Lắp đặt thang máy là một việc vô cùng quan trọng, đã được quy định tại một số tiêu chuẩn trong ngành xây dựng như: TCVN 5308:1991, TCVN 4244:1986, TCVN 3146:1986, TCVN 3254:1979. Ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn, lắp đặt thang máy còn phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt sau:
- Trước khi lắp đặt thang máy phải trát tường giếng thang (nếu thiết kế có yêu cầu trát tường).
- Phải duy trì nhiệt độ buồng thang máy trong khoảng từ 5 – 40oC
- Không được lắp bất cứ một bộ phận, thiết bị nào khác như đường ống nước, dây điện vào thang máy.
- Giữ cho buồng thang luôn thông thoáng, khô ráo và không có bụi bẩn.
- Hố giếng thang cần đủ ánh sáng, khô ráo.
- Giữa bậc cửa và bậc cabin luôn phải giữ khoảng cách dưới 25mm.
- Khoảng cách giữa cáp treo và mép lỗ đi cáp không dưới 25mm.
- Cần lắp đặt cửa vào buồng máy trước khi lắp các thiết bị khác.
- Che chắn cửa thang máy, cửa hố thang trong quá trình thi công.
- Cáp an toàn phải luôn có và được thả dọc hố thang và sử dụng trong suốt quá trình thi công.
- Chỉ được di chuyển cabin theo chiều lên, xuống. Đồng thời, không được làm việc trên cabin khi bộ phận này đang chuyển động.
- Trong quá trình lắp đặt thang máy, cần phải sắp xếp dụng cụ, chi tiết, thiết bị… một cách gọn gàng.
- Phải có tối thiểu 2 kỹ thuật viên thực hiện công việc lắp đặt thang máy. Trong đó, kỹ thuật viên làm việc trong giếng thang cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
- Sau khi lắp đặt xong thang máy cần phải tiến hành ngay bước hoàn thiện.
Lưu ý khi lắp đặt thang máy
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thang máy
Trong quá trình lắp đặt thang máy, tiến độ có thể bị trì hoãn do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng sau:
Đơn vị cung cấp thang máy chậm tiến độ giao hàng
Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thang máy thường gặp nhất. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn, quý khách nên tìm hiểu kỹ về đơn vị cung cấp. Khi ký hợp đồng, nên yêu cầu cam kết thời gian giao hàng, hướng xử lý nếu chậm tiến độ.
Đơn vị xây dựng chậm tiến độ hoàn thành
Quá trình thi công xây dựng bị chậm tiến độ khiến không kịp bàn giao mặt bằng cho bên lắp đặt thang máy vào thực hiện.
Việc xây hố thang không đúng theo kích thước của bản thiết kế, khiến phải sửa lại mất thời gian mới có thể tiến hành lắp đặt thang máy.
Đơn vị lắp đặt chưa có kinh nghiệm
Công ty lắp đặt thiếu hụt nhân sự thi công hoặc đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm làm kéo dài thời gian thực hiện.
Vì thế, quý khách cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chọn đơn vị thi công dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp.
Nguyên nhân đến từ phía chủ nhà
- Không đảm bảo không gian thi công và bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.
- Không cung cấp đầy đủ nguồn điện để vận hành thang máy.
- Thanh toán chi phí mua thang máy bị chậm khiến cho thang máy giao hàng trễ hẹn.

Mặt bằng thi công thang máy
Một số nguyên nhân khách quan khác thường gặp
- Yếu tố thời tiết, thiên tai có thể ảnh hưởng đến thời gian và quá trình thi công.
- Gặp rắc rối trong các thủ tục nhập khẩu thang máy.
- Xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển
- Khoảng cách địa lý quá xa giữa nơi sản xuất và nơi thi công.
4. Lưu ý khi lắp đặt thang máy
Để thang máy hoạt động êm ái, đảm bảo an toàn thì việc lựa chọn cũng rất quan trọng. Theo đó, quý khách cần chọn loại thang máy có kiểu dáng, kích thước, tải trọng phù hợp.
Lựa chọn loại thang máy phù hợp
Nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng tại nhiều công trình khác nhau, thang máy hiện được sản xuất gồm nhiều loại khác như: thang máy tải khách, thang máy biệt thự, thang máy lồng kính, thang máy bệnh viện, thang máy tải hàng, thang máy chuyên chở ô tô, thang máy chuyên dụng cho tàu biển, thang máy đặc biệt, thang máy thực phẩm.
Xác định tải trọng thang máy
Không chỉ đa dạng về chủng loại, thang máy hiện nay còn được sản xuất với nhiều tải trọng khác nhau để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng người dùng.
Ví dụ:
- Nếu trong nhà có 4 – 5 người thì thang máy có tải trọng 450kg là sự lựa chọn tối ưu.
- Nếu trong nhà có 6 – 7 người thì nên chọn thang máy có tải trọng 630kg.
Tìm hiểu về công ty lắp đặt thang máy an toàn, uy tín
Nếu chọn đơn vị uy tín, quý khách sẽ không cần bận tâm về chất lượng, tiến độ thi công lắp đặt thang máy. Đồng thời, những đơn vị này cũng sẽ được tư vấn tận tình, giúp quý khách dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với chi phí tốt nhất.
Nguồn Tổng Hợp
Thẻ:lắp thang máy