Trong hợp đồng mua bán thang máy cần những gì

Trong mua bán, kinh doanh luôn phải dùng tới hợp đồng để tránh những rủi ro không đáng có. Vậy trong việc kinh doanh thang máy thì hợp đồng gồm những gì?

Trong làm ăn kinh doanh, người ta thường nhắc tới hợp đồng. Hợp đồng là thỏa thuận giữa người mua và người bán; thông thường hợp đồng là thứ để ràng buộc giữa họ về vấn đề tài chính cũng như các vấn đề hai bên thỏa thuận với nhau. Và nó cũng là cơ sở thưởng phạt nếu một trong 2 bên có trở mặt với bên còn lại. 

Hợp đồng mua thang máy, thang máy gia đình cũng vậy, mặc dù hợp đồng có rất nhiều điều khoản. Tuy nhiên khi làm hợp đồng mua bán khách hàng chỉ cần quan tâm một số điều khoản chính như: 
         Trách nhiệm của bên bán: đối với hợp đồng thang máy thì trách nhiệm bên bán hàng sẽ gồm các mục như chịu trách nhiệm về thiết kế; cung cấp các thiết bị thang máy đúng như đặc tính kỹ thuật đính kèm. Bên cạnh đó họ phải có trách nhiệm tư vấn xây dựng hố thang; và lắp đặt vận hành cho đến khi thang máy hoạt động êm ái.

          Đồng thời họ phải cung cấp các giấy tờ có liên quan đến thiết bị thang máy; và kiểm định an toàn kỹ thuật cho thang máy; cũng như chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật cho công nhân khi lắp đặt thang.
           Giá trị hợp đồng và các lần thanh toán: điều khoản này sẽ quy định rõ giá thành thang máy trọn gói và có kèm theo các khuyến mại hay không.
           Đồng thời cũng cần chú ý đến giá trị thanh toán của mỗi đợt quy định trong hợp đồng. Đặc thù riêng của việc mua thang máy là không thanh toán tiền 1 lần mà nó được chia nhỏ làm nhiều lần. Vì vậy việc thương lượng mức thanh toán mỗi lần là do thỏa thuận giữa 2 bên.
Thời hạn bảo hành:

       Đây là mục khá quan trọng mà nhiều người mua thang máy thường không chú ý. Thời gian bảo hành là quy định của từng đơn vị bán thang máy. Tuy nhiên mức hạn bảo hành này có thể được thống nhất giữa người mua và người bán. Sau đó được thể hiện trong hợp đồng; và bên bán có trách nhiệm làm theo đúng như thỏa thuận này.
        Sau các điều khoản quy định trong hợp đồng thì những mục ở phụ lục hợp đồng người mua cũng cần chú ý tới đặc tính kỹ thuật của thang máy như; số tầng, số tải trọng, loại máy móc dùng là loại nào, nguồn gốc xuất xứ của từng loại.       

        Và điều cuối cùng người mua nên chú ý ở hợp đồng thang máy là chế độ bảo trì trong quá trình bảo hành và sau khi hết quá trình bảo hành sẽ có cách thức bảo trì như thế nào.
Thực tế thì các điều khoản quy định trong hợp đồng khi mua bán thang máy cũng khá quan trọng. Nhưng để đảm bảo lợi ích thực sự cho khách hàng thì khi mua bán cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn đơn vị uy tín; có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường để đảm bảo cho chất lượng thang và mục sau bán hàng.

Nguồn Tổng Hợp

Thẻ:
Yêu cầu dịch vụ gọi ngay
0934805878

Có thể bạn quan tâm

Đối trọng bo thép, đối trọng bo bê tông là gì? So sánh ưu nhược điểm của từng loại

Đối trọng thang máy là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống của thang máy cáp kéo. Vậy tác dụng của đối trọng đem lại là...

Xem thêm

Cách cứu hộ kịp thời khi thang máy bị ngập nước

Thang máy bị ngập nước do mưa lụt, chống thấm không hiệu quả…  là những hiểm họa khôn lường, có thể gây mất an toàn khi sử dụng thang máy....

Xem thêm

Lý do nên chọn cabin thang máy bằng inox gương

Lựa chọn nội thất của thang máy người dùng sẽ cần phải chú ý đến các thiết bị bên trong như cabin, mẫu tay vịn thang máy, đèn trần, sàn thang máy hay nút...

Xem thêm

Những lý do bạn nên lựa chọn thang máy gia đình sản xuất trong nước

Các dòng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc ở trong nước chủ yếu đến từ thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như Mitsubishi, Hitachi hay của Mỹ như Otis, Huyndai của...

Xem thêm