Giải pháp thiết kế thang bộ ôm thang máy trong gia đình

Vị trí lắp đặt thang máy không chỉ phụ thuộc vào diện tích, thiết kế của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Và thiết kế thang bộ ôm thang máy đang được rất nhiều gia đình lựa chọn do có thể tiết kiệm tối đa không gian và không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ban đầu của ngôi nhà. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thiết kế này.

1. Thiết kế thang bộ ôm thang máy

Lắp đặt thang máy trong lòng thang bộ được rất nhiều gia đình lựa chọn. Đây cũng là thiết kế phù hợp với những ngôi nhà hạn chế về diện tích, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Ưu điểm

Tiết kiệm tối đa diện tích: Việc lắp đặt thang máy trong lòng thang bộ sẽ giúp tận dụng tối đa khoảng trống trong nhà, không cần tốn thêm diện tích lắp đặt.

Dễ dàng di chuyển khi dùng thang bộ: Nếu trong thiết kế nhà có sử dụng thang máy thì việc thiết kế thang bộ ôm thang máy sẽ giúp đội ngũ thi công bố trí được nhiều bậc thang hơn, giảm chiều cao mỗi bậc thang, giảm độ dốc giúp các thành viên trong gia đình dễ di chuyển.

Không tốn chi phí để làm tay vịn cho thang bộ: Với thiết kế thang bộ ôm thang máy, những người di chuyển bằng thang bộ vẫn có được sự an toàn mà không cần đến tay vịn. Do vậy, các gia chủ có thể cân nhắc để giải pháp này để tiết kiệm một khoản chi phí.

Nhược điểm

Ngôi nhà có thể mất đi ánh sáng tự nhiên nếu không biết cách chọn thiết kế thang máy phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục dễ dàng thông qua việc lựa chọn những mẫu thang máy vách kính.

  • Bạn có thể tìm hiểu thêm ưu, nhược điểm của việc lắp thang máy trong nhà

2. Thiết kế thang máy và thang bộ nằm ngoài nhau

Phương án thiết kế hai loại thang nằm ngoài nhau cũng được ưa chuộng bởi nhiều chủ nhà. Cách bố trí này phù hợp hơn với những căn nhà có chiều sâu lớn, mặt tiền hẹp, thường là những căn nhà phố có diện tích bề ngang hạn chế.

Ưu điểm

  • Giữ được độ sáng tự nhiên, lưu thông không khí cho ngôi nhà do khoảng không giếng trời không bị ảnh hưởng.
  • Đảm bảo được tính thẩm mỹ và sự an toàn: Do thang máy đặt riêng biệt, phần tay vịn vẫn được lắp đặt bình thường tùy theo họa tiết, thiết kế mà chủ nhà thấy phù hợp.
  • Thiết kế thang máy và thang bộ riêng biệt như hình cũng là một phương án bạn có thể lựa chọn khi lắp đặt

Nhược điểm

  • Cầu thang bộ có độ dốc lớn hơn, tạo cảm giác khó khăn cho người di chuyển
  • Cách thiết kế này không khả thi ở những công trình nhà cải tạo bởi khi lắp đặt thang máy sẽ cần rất nhiều công sức sửa chữa và thiết kế lại không gian.

3. 1 số bản vẽ thiết kế thang máy và thang bộ

Mặt cắt ngang hố thang máy

Mặt cắt ngang hố thang máy

Chi tiết kết cấu móng thang máy

Chi tiết kết cấu móng thang máy

Bản vẽ kích thước móng thang máy

Bản vẽ kích thước móng thang máy

Nguồn Tổng Hợp

Thẻ:,
Yêu cầu dịch vụ gọi ngay
09348058780569910000

Có thể bạn quan tâm

Thang máy kính: khơi mở những tiềm năng không gian

Ứng dụng các tấm kính lớn trong thiết kế nội thất giúp không gian trở nên sáng sủa, rộng mở và thu hút hơn. Đó là lí do vì sao thang...

Xem thêm

5 giải pháp giúp Quý khách chống nóng cho thang máy kính

Được ưa thích bởi thiết kế trong suốt và sang trọng, thang máy kính ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên, một điều mà nhiều khách hàng đều...

Xem thêm

Các bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt

Hố thang (giếng thang) là hạng mục quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng lắp đặt thang máy, chất lượng vận hành thang máy sau này. Chính vì thế hố...

Xem thêm

Những kiểu thiết kế khung bao cửa tầng thang máy

Khung bao cửa thang máy hay còn gọi là khung cửa tầng thang máy, là lớp cửa phía ngoài được gắn cố định tại mỗi tầng. Bộ phận này kết hợp với cửa cabin, góp phần đảm bảo sự an toàn cho...

Xem thêm